English | Khmer
No title... No title... No title... No title... No title... No title...
Lượt xem: 4004

Định hướng giai đoạn 2021-2025: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đến nay, toàn tỉnh có 2.889 doanh nghiệp (DN), trong đó có 2.445 DN đang hoạt động và 43 DN FDI; vốn điều lệ 36.084 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 99.085 lao động. Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng có nhiều DN đã tìm hướng đi mới, bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh và vốn hoạt động tăng 1.971 tỷ đồng. Việc thành lập DN có 04 đơn vị vượt chỉ tiêu: thành phố Trà Vinh, huyện Càng Long, Cầu Kè và Cầu Ngang; trong đó, số DN mới ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 57,58%, công nghiệp 18,03%, nông nghiệp 2,05% và xây dựng 22,34%. Đây là con số ấn tượng trong điều kiện khó khăn hiện tại.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hẳn (phải) tìm hiểu sản phẩm giường tre của cơ sở 
sản xuất Trì Cảnh (sản phẩm đạt OCOP) nhân “Tuần lễ Văn hóa, Du lịch –
 Liên hoan ẩm thực Nam Bộ lần thứ II gắn với Lễ hội Ok - Om - Bok” năm 2020

Xác định tầm quan trọng của DN trong đóng góp tăng trưởng kinh tế của tỉnh, ngày 21/01/2021, ông Lê văn Hẳn - Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 151/QĐ-UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025. Phát triển DNNVV theo hướng vừa cải thiện năng lực cạnh tranh DN, khởi nghiệp sáng tạo và cùng với chuyển đổi hộ kinh doanh, không ngừng cải thiện cơ chế chính sách và môi trường cạnh tranh của tỉnh. Phát triển DNNVV trên 03 nền tảng chính: nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV hiện có để DN có thể lớn mạnh và giảm thiểu việc tạm dừng hoạt động và giải thể; đẩy mạnh khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các DN mới; thúc đẩy các hộ kinh doanh lên DN.

Đóng gói sản phẩm tôm khô Tiến Hải (sản phẩm đạt OCOP), tại cơ sở sản xuất tôm,

cá khô Tiến Hải, ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải

Theo kế hoạch, phát triển DNNVV của tỉnh có số lượng tăng ổn định và bền vững về trình độ và năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030. Nhằm đạt các chỉ tiêu trên, tỉnh đề ra nhiều giải pháp: duy trì, giữ vững những DNNVV hiện có; gia tăng số DNNVV mới thành lập ổn định và bền vững; tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV; các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ và thành lập DNNVV bằng khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo; vận động, khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN, thu hút các DN vừa và lớn đầu tư vào tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV như quản trị, cải thiện và nâng cao năng lực tài chính, trình độ lao động, đặc biệt là các DN thuộc ngành hàng ưu tiên; cải thiện và nâng cao trình độ sản xuất, hạ tầng cở sở phục vụ DNNVV. Cải thiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính như tiếp tục ban hành và triển khai hiệu quả các văn bản của địa phương để triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp; đẩy mạnh việc rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh và xây dựng mới có tính đột phá các chính sách, cơ chế hỗ trợ DN; thay đổi phương pháp và công khai minh bạch quá trình hoạch định chính sách, mở rộng tham gia ý kiến của các hiệp hội DN. Cải thiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV như các chương trình, chính sách đặc thù được xây dựng và ban hành để hỗ trợ DNNVV; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các chương trình, chính sách, thông tin hỗ trợ phục vụ phát triển DN, minh bạch các tài liệu quy hoạch, kế hoạch, chính sách về kinh tế - xã hội, môi trường, cải thiện năng lực điều phối liên ngành, năng lực hỗ trợ phát triển DNNVV của các cơ quan đơn vị. Đặc biệt, tỉnh sẽ có giải pháp dành riêng cho các ngành sản phẩm trọng điểm và đối tượng cần ưu tiên: nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các DNNVV hiện có; đẩy mạnh khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo các DN mới; thúc đẩy các hộ kinh doanh lên DN.

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về DNNVV nói chung và điều phối thực hiện kế hoạch nói riêng. Các sở, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao giúp UBND tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Chỉ số PCI nhằm đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế, cải cách hành chính của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi cho sự phát triển của DN, cung cấp các thông tin về môi trường kinh doanh giúp cho chính quyền địa phương cảm nhận và đánh giá của các DN về chất lượng điều hành kinh tế, đồng thời khuyến nghị cách thức cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Do vậy, để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ DN trong phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao chỉ số PCI trong năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: chủ động triển khai kế hoạch, tổ chức thực thi các chương trình, giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, nhất là với DNNVV, công bố rộng rãi cho cộng đồng DN biết, đồng thời có sự giám sát đánh giá thường xuyên. Người đứng đầu các cấp, các ngành, đặc biệt là các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhằm tạo chuyển biến căn bản, rõ nét về tư duy, nhận thức, quan điểm chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở cơ quan, đơn vị; quán triệt cho công chức, viên chức thuộc quyền về tinh thần, thái độ phục vụ DN. Hàng năm, kiểm tra kết quả thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị và đánh giá trách nhiệm người đứng đầu. Song song đó, UBND tỉnh tổ chức đối thoại với DN, nhà đầu tư, gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của DN cũng như tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và DN. Các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố chủ động lựa chọn mô hình đối thoại với DN, nhà đầu tư trên địa bàn để tiếp thu, xử lý các kiến nghị của DN thuộc thẩm quyền.

Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 5.000 DN; trong đó, phát triển mới 2.500 DN, số hộ kinh doanh chuyển lên DN chiếm 40%, DN quy mô vừa chiếm 07%, có ít nhất 30% DN do nữ làm chủ, 10% dân tộc thiểu số làm chủ. Đóng góp của DNNVV vào GRDP hàng năm của tỉnh từ 13-15%; vào ngân sách từ 17-20%; tạo việc làm mới từ 22.000-25.000 lao động, doanh thu bình quân 20 tỷ đồng/DN/năm, lợi nhuận 0,450 tỷ đồng/DN/năm; lao động qua đào tạo đạt 70%; thu nhập đạt 89 triệu đồng/lao động/năm. Để đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tỉnh sẽ cần kinh phí thực hiện 476,79 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước 359.55 tỷ đồng, còn lại từ các nguồn khác./.

 Trường Nguyên

ĐƯỜNG DÂY NÓNG
Thống kê truy cập
  • Đang online: 290
  • Hôm nay: 784
  • Trong tuần: 1,876
  • Tất cả: 49,311,187

Chung nhan Tin Nhiem Mang