English | Khmer
No title... No title... No title... No title... No title... No title...
Lượt xem: 4315

Giải pháp giúp sản phẩm nông sản có đầu ra, cạnh tranh thị trường

Việc đưa nông sản vào hệ thống các siêu thị trên địa bàn tỉnh luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên số lượng sản phẩm nông sản góp mặt vào kênh phân phối của siêu thị không nhiều do nhiều yếu tố khác nhau. Để thực hiện được hoạt động này, thời gian qua Sở Công thương đã triển khai thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm vào các siêu thị.

Sản phẩm trà, nước mắm rươi trưng bày tại hệ thống siêu thị Go! Trà Vinh

Việc đưa nông sản vào hệ thống các siêu thị trên địa bàn tỉnh luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên số lượng sản phẩm nông sản góp mặt vào kênh phân phối của siêu thị không nhiều do nhiều yếu tố khác nhau. Để thực hiện được hoạt động này, thời gian qua Sở Công thương đã triển khai thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm vào các siêu thị.
Sản phẩm trà, nước mắm rươi trưng bày tại hệ thống siêu thị Go! Trà Vinh
Để đẩy mạnh hoạt động này, Sở Công thương đã làm việc với các siêu thị trên địa bàn tỉnh để thống nhất về các vấn đề liên quan như: tiêu chuẩn, tiêu chí nhập hàng, hình thức giao hàng, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, các chính sách, hình thức thanh toán các đơn hàng và những chính sách ưu đãi khác. Đồng thời, Sở Công thương còn làm việc với các đơn vị sản xuất như hợp tác xã, hộ kinh doanh, doanh nghiệp (DN) cung ứng trên địa bàn tỉnh về các điều kiện mà các đơn vị phân phối đưa ra. Ngoài ra, Sở tổ chức buổi gặp mặt bằng hình thức trao đổi trực tiếp hoặc hội nghị kết nối giữa các siêu thị và đơn vị sản xuất nông sản. Theo thống kê của Sở Công thương, những năm gần đây, tỉnh có trên 20 sản phẩm của cơ sở, DN trên địa bàn tỉnh đã cung cấp cho hệ thống siêu thị để kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác kinh doanh đã gặp một số khó khăn như: doanh số bán không cao, phương thức thanh toán, thực hiện các hồ sơ thủ tục định kỳ theo quy định,... dẫn đến hiện nay có một số mặt hàng không còn kinh doanh tại siêu thị như: tôm khô Tiến Hải, rượu Xuân Thạnh, bánh tét Trà Cuôn, muối tôm, củ cải muối Chịt Sa, mắm tép Hảo Ngon, rau an toàn của Hợp tác xã rau Hòa Bình và Công ty Cổ phần rau sạch Trà Vinh. Đến thời điểm hiện tại, có khoảng 14 sản phẩm của 11 cơ sở, DN đang kinh doanh tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh,... Riêng tại các siêu thị Trà Vinh (Go, Co.opmart Trà Vinh) có 11 sản phẩm của 9 cơ sở, DN như: kẹo đậu phộng của cơ sở Cẩm Phát; trà đinh lăng của Công ty TNHH MTV - TM - SX Phú Quới; bánh tráng của Công ty Lương thực; sầu riêng, ổi của hợp tác xã Tân Qui; trà của cơ sở Tái Thành, rau củ của Công ty TNHH MTV MekongFresh; thịt bò tươi của Trầm Thị Dung; các mặt hàng của Công ty TNHH Hải sản Saigon Mekong: cá, mực; nước mắm rươi của DNTN Long Vinh. Ngoài ra, còn 6 sản phẩm của 4 cơ sở, DN đang thỏa thuận và thực hiện các hồ sơ để đưa sản phẩm vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi như: hộp than khử mùi của Công ty Cổ phần Trà Bắc dự kiến đưa vào chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh; gạo hữu cơ của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Long Hiệp; cam, bưởi của HTX nông nghiệp Dừa Đỏ; bánh ú, bánh tét của cơ sở Cô Hường. Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Công Thương, thời gian qua, Sở đã phối hợp với các siêu thị tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa của tỉnh được đưa vào kênh phân phối này, các siêu thị cũng đã tạo điều kiện về địa điểm trưng bày hàng hóa, thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm của địa phương (bán với giá vốn) như sản phẩm sầu riêng của HTX Tân Qui - Cầu Kè giới thiệu tại siêu thị Go! Trà Vinh. Tuy nhiên sản phẩm phải được kiểm nghiệm, thực hiện đầy đủ hồ sơ theo quy định, chi phí kiểm nghiệm là do các đơn vị có chức năng kiểm và thu theo quy định. 
Sản phẩm bánh tét Trà Cuôn của hộ kinh doanh Mai Hoàng Lý ở xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang trước đây đã được đưa vào hệ thống siêu thị Co.opmart Trà Vinh nhưng thời gian gần đây đã không còn kinh doanh tại siêu thị. Theo bà Mai Hoàng Lý, việc kinh doanh gặp khó khăn do sản phẩm bánh có thời hạn sử dụng ngắn từ 10 - 15 ngày, trong khi đó nhu cầu sử dụng bánh trong ngày của khách hàng khá ít, nếu có sử dụng thì luôn đòi hỏi bánh mới, nên sản phẩm bánh tét kinh doanh tại siêu thị bán không hết hàng thì việc đổi trả bánh cũ với bánh mới giữa cơ sở sản xuất và siêu thị rất vất vả. Mặt khác do phương thức thanh toán, cũng như các quy định khác nên việc cung cấp bánh tét ngày thường của cơ sở tại siêu thị đã tạm ngưng, chỉ duy trì hoạt động cung cấp bánh tét tại siêu thị Co.opmart Trà Vinh vào tháng Tết khoảng 1.000 đòn. Bởi nhu cầu sử dụng bánh tét ngày Tết của khách hàng khá cao. Ngoài việc cung cấp bánh tét tại siêu thị Co.opmart Trà Vinh vào dịp Tết, ngày thường phần lớn bánh tét của cơ sở cung cấp tại hệ thống siêu thị của thành phố Hồ Chí Minh và những đơn hàng của các tỉnh, thành bạn bình quân khoảng hơn 1.000 đòn/ngày, giá bán từ 50.000 - 80.000 đồng/đòn tùy loại, giải quyết việc làm từ 20 - 30 người, thu nhập khoảng 6 triệu đồng/lao động/tháng.
Mặc dù các cơ sở, DN đã cố gắng để hàng hóa được vào kênh phân phối siêu thị, nhưng việc kinh doanh tại siêu thị còn một số khó khăn như: năng lực cung ứng của cơ sở còn hạn chế, nếu cung ứng hết cho hệ thống của siêu thị thì không đảm bảo được, nhưng chỉ cung ứng cho riêng siêu thị tại Trà Vinh thì doanh số bán không cao, phải thực hiện kiểm nghiệm định kỳ tốn phí nhiều; phương thức thanh toán (đa phần cơ sở muốn giao hàng thu tiền ngay, nhưng mỗi siêu thị có quy định riêng bình quân khoảng 05 - 15 ngày sẽ thanh toán). Một số cơ sở không có nhân sự giới thiệu sản phẩm trực tiếp cho khách hàng khi siêu thị thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm địa phương. Do vậy, hàng hóa của tỉnh vào siêu thị còn hạn chế và không duy trì được lâu dài.
Ông Lưu Văn Nhạnh - Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: hiện tại, nông sản của tỉnh không xảy ra tình trạng ùn ứ, phần lớn các sản phẩm nông sản của tỉnh được tiêu thụ theo phương thức truyền thống. Bên cạnh đó, sản phẩm đạt chuẩn an toàn, có bao bì, nhãn hiệu vẫn còn hạn chế. Vì vậy, để định hướng thêm thị trường hiện đại, cụ thể là đưa nông sản vào các siêu thị, Sở Công Thương tập trung một số giải pháp như: thường xuyên cung cấp thông tin tình hình thị trường nông sản và những nhận định tình hình tiêu thụ nông sản để đơn vị sản xuất có định hướng và xây dựng được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Đối với các địa phương phải có quy hoạch vùng nguyên liệu để tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của thị trường, nâng cao năng lực chế biến nông sản, bảo quản, đóng gói, bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm. Từng bước giúp nông dân thay đổi thói quen kinh doanh truyền thống chuyển dần sang phương thức kinh doanh hiện đại, hàng hóa phải được phân loại, đóng gói, có nhãn hiệu và quan trọng kết hợp với việc thanh toán các đơn hàng, phân tích được các điều khoản trong hợp đồng kinh tế với đối tác./.

Mỹ Nhân


ĐƯỜNG DÂY NÓNG
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1958
  • Hôm nay: 2452
  • Trong tuần: 5,212
  • Tất cả: 49,314,523

Chung nhan Tin Nhiem Mang